Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Lôi cuốn những món ăn ngon tuyệt trên đất Thái Lan


Nếu có dịp sang Thái Lan, hãy thử thưởng thức những món ăn cay sè mang nét đặc trưng của xứ sở chùa vàng nhé. Dưới đây là một trong những món ăn phổ biến và được yêu thích được người bản xứ mách bảo.

1. Thịt gà rán

Theo chia sẻ của một người dân sống tại Chiang Mai-Aaron Espana “món gà rán là món ăn được hầu hết mọi người trên thế giới yêu thích và Thái Lan tự hào khi sở hữu tuyệt chiêu món gà rán thơm ngon lôi cuốn và mang hương vị riêng biệt, theo đó mỗi vùng miền thì lại có cách chế biến món ăn này khác nhau”. 

Lôi cuốn những món ăn ngon tuyệt trên đất Thái Lan 1

Sau đó, Aaron đã chia sẻ bí quyết  ướp thịt gà chiên để có thể giữ thịt trong 1 giờ hoặc qua đêm mà không bị hỏng: “công thức bắt đầu bằng những bước cơ bản và nguyên liệu ướp thịt có thể là muối, nước mắm hoặc nước tương, hạt rau mùi xay nghiền và sả chanh cắt nhỏ. Tùy vào sở thích và lượng thịt mà bạn có thể chế biến theo cách của riêng mình”.

Thật vậy, món gà chiên kiểu Thái có hương thơm đặc biệt của các loại gia vị cùng vị cay nhè nhẹ và thơm ngon, luôn đánh thức vị giác của người ăn.

2. Seua rong hai ( thịt bò hổ khóc)

Seua rong hai là món ăn đặc trưng và phổ biến nhất mà bạn có thể dễ dàng tìm kiếm tại Thái Lan. Bà Brozyna Marta chia sẻ: “Seua rong hai là món ăn tôi rất thích và nó cũng chính là món ăn của sự hòa quyện đầy đủ những hương vị từ chua, cay, mặn, ngọt. Thưởng thức từng miếng thịt bò cắt lát thơm dai, hấp dẫn, và độc đáo đến khó tả”.

Lôi cuốn những món ăn ngon tuyệt trên đất Thái Lan 2

Bí mật đằng sau hương vị tinh tế của món ăn này chính là nước sốt cá lên men - một gia vị phổ biến ở Thái Lan. Không chỉ thế, nước sốt sẽ được trộn cùng tỏi, ớt, gừng, rau mùi băm nhỏ. Đây chính là điểm nhấn tạo nên hương vị độc đáo của món ăn này.

Cái tên món ăn độc đáo thịt bò hổ khóc xuất phát từ huyền thoại rằng có một con hồ đi ngang qua một ngôi làng và vô tình ngửi thấy mùi thịt bò nướng thoang thoảng gần đó, nó đã bị lôi cuốn bởi mùi hương hấp dẫn nhưng biết mình không thể tham gia bữa ăn đó và nó đã khóc. 

3. Cà ri đỏ

Không chỉ dừng lại ở hai món ăn độc đáo và lôi cuốn kia, xứ sở chùa vàng còn nổi tiếng với món cà ri thơm ngon, đậm đà.

Món cà ri Thái đa dạng về màu sắc, tuy nhiên màu đỏ có lẽ là màu mà người dân nơi đây yêu thích nhất. Món cà ri đỏ là món ăn được làm bằng ức gà phi lê kết hợp với một cà ri đỏ kem và nước sốt đậu phộng nghiền.

Lôi cuốn những món ăn ngon tuyệt trên đất Thái Lan 3

Bạn sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon ngay từ miếng ăn đầu tiên. Món ăn này bạn có thể ăn kèm với cơm, đây cũng chính là một nét truyền thồng ở Thái.

4. Pad Thái - Mì xào kiểu Thái

Pad Thái được ví như tấm thảm dệt đa hương vị và màu sắc, luôn khơi gợi vị giác của bất kì khách hàng nào. Thành phần chính của món bao gồm mì xào,chanh, sả, cà ri, nước cốt dừa, nước mắm và húng quế. Một số nhà hàng lựa chọn thịt gà hoặc tôm thay vì đậu phộng. Đây cũng chính là những nguyên liệu không thể thiếu trong món ăn này với mục đích truyền tải đầy đủ và trọn vẹn sự cân bằng hương vị tương phản tuyệt vời trong món ăn.

Lôi cuốn những món ăn ngon tuyệt trên đất Thái Lan 4

Người dân Thái chia sẻ: “Sự cân bằng hài hòa nhiều hương vị, không chỉ có mặn, ngọt mà chua, cay đều hội tụ trong một món duy nhất, là tính túy của ẩm thực Thái Lan”.

Đây là món ăn xuất hiện trong hầu hết các bữa ăn của người Thái, khi ăn bạn cũng có thể dùng chung với nước tương, đường, bột ớt.

5. Xôi xoài

Khi nhắc tới ẩm thực Thái, chúng ta không thể bỏ qua menu các món tráng miệng, và phổ biến hơn cả đó chính là món xôi xoài.

Lôi cuốn những món ăn ngon tuyệt trên đất Thái Lan 5

Xôi xoài là một trong những món ngọt tráng miệng, món ăn “đường phố” rất nổi tiếng ở Thái Lan. Hương vị nếp thơm lừng hòa tan trong vị béo ngậy của nước cốt dừa, vị ngọt lịm của miếng xoài chín vàng rất phù hợp với những bạn hảo ngọt.

6. Gà chiên cơm kiểu Thái


Món ăn này được chế biến khá đơn giản, nhanh chóng. Có hai cách để làm món cơm chiên này. Nếu bạn là người ưa đồ béo, thích ngọt, thì bạn có thể gọi suất cơm chiên được nấu từ nước dừa, thịt gà được rán vàng rồi chặt miếng. Cơm Thái được nấu từ nhứng hạt gạo dài, bỏng bảy, ăn dẻo, thơm.

Lôi cuốn những món ăn ngon tuyệt trên đất Thái Lan 6

Cách thứ 2 là dùng ngay nước luộc gà để nếu cơm, những hạt gạo Thái nấu trong nước gà có mùa vàng nhạt trông khá bắt mắt. Cơm nấu bằng nước gà có vị đậm đà, ngậy ngậy, bùi bùi của mỡ gà quyện vào.

Đây là món đặc sản của Thái Lan, một món ăn quen thuộc xuất hiện trong bất kỳ bữa ăn nào trong ngày hoặc mọi nhà hàng. 

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

6 loại bánh ngọt "cổ điển" ở châu Âu

1. Bánh Sachertorte của Áo

Đây là loại bánh xốp với nguyên liệu chính là socola nổi tiếng nhất đất nước Áo. Chiếc bánh này được làm đầu tiên vào năm 1832 bởi một sự tình cờ, do một cậu bé học làm bánh mới
 16 tuổi tên là FranzSacher tạo ra trong một bữa tiệc quan trọng của hoàng tử Áo khi đó. Thật bất ngờ là các vị khách đều khá thích món tráng miệng đen đen thơm phức mùi socola này.

6 loại bánh ngọt "cổ điển" ở châu Âu khiến bạn chảy nước miếng 1

6 loại bánh ngọt "cổ điển" ở châu Âu khiến bạn chảy nước miếng 2

Món tráng miệng này nhanh chóng nổi tiếng, thu hút rất đông thực khách thưởng thức. Chàng trai học việc ngày nào cũng đã tốt nghiệp và theo nghề làm bánh ở  Pressburg và Budapest. Một điều thú vị nữa của món bánh này còn nằm ở nguồn gốc tới nay vẫn còn tranh cãi. Lý do bởi vì khách sạn đầu tiên - nơi chiếc bánh này được phục vụ khăng khăng nhận đó là bánh của mình, trong khi những hậu duệ của Franz Sacher thì nói rằng chính cụ của mình mới là người phát minh ra chiếc bánh nổi tiếng này.

Nhưng dù thế nào thì bánh Sachertorte có sức hút rất mạnh mẽ, từ cái nhìn đầu tiên tới khi thưởng thức những miếng bánh bùi bùi, xốp xốp quyện trong hương vị socola đen thơm lừng. Thêm một tách trà nóng nhâm nhi, bạn có thể "đánh bay" cả một ổ bánh to trong giây lát.

2. 
Bánh Gateau St Honore, Bỉ

Món bánh này có nguồn gốc từ Pháp nhưng các đầu bếp làm bánh lại khuyên bạn thưởng thức "phiên bản" của nó ở nước Bỉ vì nó ngon hơn rất nhiều. Tên của loại bánh này được đặt theo tên một vị thánh của Pháp.
Món bánh tráng miệng này được làm hình tròn, bên ngoài phun kem theo hình chiếc nhẫn, rồi thêm caramen, kem tươi, socola và đường được thắng lên tạo thành những sợi mảnh phun phủ lên bánh.

6 loại bánh ngọt "cổ điển" ở châu Âu khiến bạn chảy nước miếng 3

6 loại bánh ngọt "cổ điển" ở châu Âu khiến bạn chảy nước miếng 4

6 loại bánh ngọt "cổ điển" ở châu Âu khiến bạn chảy nước miếng 5

Sở dĩ món bánh này ngon hơn khi ăn ở Bỉ bởi ở đây các đầu bếp luôn luôn cố gắng sáng tạo, thêm thắt nhiều nguyên liệu làm bánh để tăng hương vị. Thêm vào đó, việc sử dụng thêm socola cũng được coi là "bí quyết" khiến món bánh này rất đắt khách tại đây.

3. Bánh 
Macaron của Pháp

Hai đầu bếp Roger và Eddy không ngần ngại trong việc lựa chọn bánh Macaron như món tráng miệng tốt nhất của Pháp. Chiếc bánh này được làm từ lòng trắng trứng, đường bột, hạnh nhân và màu thực phẩm tự nhiên. Sau đó, hai chiếc bánh được kẹp giữa bằng kem tươi, socola, mứt. Chúng được các đầu bếp làm bánh trang trí rất tỉ mỉ, tinh tế với rất nhiều màu sắc.
6 loại bánh ngọt "cổ điển" ở châu Âu khiến bạn chảy nước miếng 6

6 loại bánh ngọt "cổ điển" ở châu Âu khiến bạn chảy nước miếng 7

6 loại bánh ngọt "cổ điển" ở châu Âu khiến bạn chảy nước miếng 8


Cho tới nay chiếc bánh này khá nổi tiếng ở Pháp nhưng với nhiều người nguồn gốc sơ khai ban đầu của nó lại từ nước Ý. Có người cho rằng, chiếc bánh này là do một một người phụ nữ Ý mang sang Pháp
. Trai qua năm tháng, dưới bàn tay tài hoa của các nhà làm bánh, chiếc bánh dần dần được cải tiến, ngon hơn, đẹp mắt hơn. Vì thế, cho dù nguồn gốc của nó ở đâu đi nữa, việc được thưởng thức chúng mới là điều đáng quan tâm. Và nước Pháp chính là nơi bạn không thể bỏ qua món bánh này.

4. Bánh Black forest (Bánh Rừng Đen) của Đức


Đây là phiên âm tiếng Anh của món tráng miệng có tên là Schwarzwälder của Đức. Nôm na nó là bánh gato ở giữa có kem, anh đào và socola phủ lên trên. Nghe có vẻ loại bánh này rất dễ làm, nguyên liệu quen thuộc, hình thức cũng không mấy bắt mắt. Thế nhưng, nếu một lần đã lỡ ăn miếng bánh này, chắc chắn bạn sẽ phải ăn tiếp lần thứ 2.
6 loại bánh ngọt "cổ điển" ở châu Âu khiến bạn chảy nước miếng 9

6 loại bánh ngọt "cổ điển" ở châu Âu khiến bạn chảy nước miếng 10


Điều tạo nên hương vị tuyệt vời của món bánh này chính là những trái anh đào kèm theo và rượu anh đào được trộn lẫn vào nguyên liệu làm bánh. Chính rượu anh đào đã trở thành chất xúc tác vị giác và nó cũng giúp làm dịu bớt vị ngọt của kem, socola.

5. Bánh Limburg pie của Hà Lan

Đây là loại bánh được làm từ bột mì, trứng, sữa và các loại trái cây từ phía Nam của Hà Lan. Loại bánh này không giòn, nó mềm như bánh mì. Tuy nhiên, hương vị thì quả là tuyệt vời.

6 loại bánh ngọt "cổ điển" ở châu Âu khiến bạn chảy nước miếng 11

6 loại bánh ngọt "cổ điển" ở châu Âu khiến bạn chảy nước miếng 12

Trong mùa đông lạnh, không có gì thú vị hơn là thưởng thức một chiếc bánh Limburg pie với đủ hương vị của những trái cây tươi như mơ, táo hay anh đào cùng với một tách cafe nóng.

6. Bánh Carac, Thụy Sĩ


Bánh được làm từ hạnh nhân và một loại quả tên là phỉ tại Thụy Sĩ. Đây là loại bánh ngọt sang trọng và đắt tiền. Nó xuất hiện ở hầu hết các khách sạn lớn và tiệm bánh ngọt nổi tiếng tại đất nước Thụy Sĩ.

6 loại bánh ngọt "cổ điển" ở châu Âu khiến bạn chảy nước miếng 13

6 loại bánh ngọt "cổ điển" ở châu Âu khiến bạn chảy nước miếng 14

Vỏ của chiếc bánh được làm từ kem tươi, phủ socola đen, thêm hạnh nhân nghiền nát. Phía trên của chiếc bánh được phủ đầy đường huỳnh quang màu xanh lá cây rất bắt mắt.

Chiếc bánh thu hút thực khách bởi vị thanh của nhân, vị bùi bùi, thơm béo của hạnh nhân. Đường phủ lên bánh ăn không quá ngọt cũng là điều khiến thực khách thích thú. Và cũng bởi vậy mà bạn không thể cưỡng lại được mà ăn tiếp cái thứ 2 rồi thứ 3...

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Mẹo giữ cho quả được tươi lâu

Mua cam, bưởi, dưa hấu, cà chua… về chưa dùng hết, làm cách nào để giữ chúng được tươi lâu?

Đôi khi mua nhiều hoa quả về nhưng bạn lại chưa cần ăn đến hoặc ăn không hết, cần biết cách đểbảo quản để chúng được tươi lâu.
Cam
- Chọn cam: Muốn cam tươi lâu, phải chọn quả còn cả cuống, có hình dáng đẹp, không sâu, bệnh, đủ độ chín tự nhiên.
- Bảo quản: Dùng dao hay kéo sắc cắt cuống quả dài 0,5cm, lấy vôi đã tôi chấm vào vết cắt. Cách làm này có tác dụng khử trùng, chống thối.
Bưởi
- Chọn bưởi: Cũng chọn tương tự như cam.
- Bảo quản: Có nhiều cách để bảo quản bưởi, trong đó có cách bảo quả giống quả cam. Ngoài ra, còn có các cách bảo quản như sau:
Bảo quản quả bưởi dùng để ăn dần: cách này đơn giản, chỉ cần làm giàn bằng tre hay gỗ nhiều tầng, mỗi tầng cách nhau 25-30cm, xếp quả bưởi vào kín từng tầng, để giàn bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Cách này thường được dùng để bảo quản một số bưởi đặc sản ở một số vùng tới 3-4 tháng sau thu hoạch, tuy vỏ ngoài quả bưởi đã héo nhăn nheo nhưng lõi bưởi vẫn mọng nước, tép bưởi không nát, ăn ngọt đậm đà hơn lúc mới thu hoạch.
Mẹo giữ cho quả được tươi lâu - 1
Nên chọn những quả bưởi còn nguyên cuống để bảo quản (Ảnh minh họa)
Bảo quản quả bưởi làm đồ thờ, tế lễ: Yêu cầu quả bưởi phải giữ được đẹp. Nếu bảo quản lượng quả ít dùng thùng cát tông hay thùng phuy 200lít, cho một lớp cát khô, nhỏ dày 10-15cm, xếp 1 lớp quả bưởi lên trên, cứ một lớp cát dày 5-7cm lại xếp một lớp bưởi cho đến khi đầy thùng, lớp cát trên cùng dày 20cm.
Nếu bảo quản lượng quả bưởi nhiều nên kè gạch ở một góc nhà hay gian nhà nơi khô ráo, sau đó cho 1 lớp cát lại xếp 1 lớp quả bưởi, các bước làm như giới thiệu ở phần trên. Cách này quả bưởi có thể giữ tươi lâu được 1,5-2 tháng sau thu hoạch.
Dưa hấu
- Chọn dưa: Muốn giữ được dưa tươi lâu thì ngay từ đầu, khâu chọn dưa lúc bạn đi mua cũng vô cùng quan trọng. Bạn phải chọn loại dưa vỏ cứng, mới chín, bỏ cuống ở núm.
- Bảo quản dưa: Nếu bạn mua nhiều, thì cứ mỗi một quả bỏ vào một túi nilon rồi buộc chặt. Sau đó chuyển tất cả dưa vào chỗ râm mát, không cho ánh nắng chiếu vào. Luôn giữ dưa ở nhiệt độ thấp và trạng thái thiếu ôxi.
Lưu ý, bạn phải lót rơm xuống nền trước khi đặt dưa, và thường xuyên kiểm tra trong quá trình bảo quản, nếu thấy quả nào có hiện tượng xấu phải loại bỏ ngay tránh lây lan. Với cách này có thể giữ dưa tươi trong 35 đến 40 ngày.
Ngoài ra, nếu bạn chỉ muốn bảo quản dưa hấu trong thời gian ngắn hơn, khoảng một tuần, bạn cũng có thể đặt dưa hấu trên bàn. Và một ngày trước khi muốn ăn dưa, bạn nên cho dưa vào tủ lạnh. Tránh lưu trữ dưa hấu gần loại quả khác, vì dưa hấu là một loại trái cây có thể dễ bị hư hỏng do ethylene và khí đốt tự nhiên từ những loại quả này bay sang.
Dùng báo bọc quả bơ lại để làm chậm quá trình phân hủy của nó, như vậy quả bơ sẽ tươi lâu hơn.
Mẹo giữ cho quả được tươi lâu - 2
Dùng báo bọc quả bơ lại để bơ được tươi lâu (Ảnh minh họa)
Chuối tiêu
Chuối tiêu bạn có thể bảo quản cả ở bên ngoài lẫn trong ngăn mát tủ lạnh.
Bảo quản bên ngoài: Bạn có thể làm một cái giá treo và treo chuối trên giá, móc hoặc để chúng vào đĩa đựng trái cây, nơi không khí có thể lưu thông tốt. Lưu ý những chỗ để chuối tránh ánh sáng mặt trời nếu không chuối sẽ nhanh héo, nẫu.
Cho chuối vào tủ lạnh: Chuối có thể bảo quản trong tủ lạnh khoảng 4 ngày mà vẫn tươi ngon. Bạn lưu ý làm theo cách sau:
- Cho chúng vào túi nhựa có khóa kéo (loại chuyên dùng để bảo quản thực phẩm, trái cây trong tủ lạnh, có bán ở các siêu thị).
- Cho túi đựng chuối vào ngăn mát của tủ lạnh.
- Điều chỉnh nhiệt độ trong tủ lạnh ở mức khoảng 3oC.
Cà chua
- Chọn cà chua: Khi mua cà chua, phải lựa những quả cà mới chín, đẹp, da căng bóng, sờ không bị mềm, nhũn hay chảy nước. Quan sát thấy cuống cà chua vẫn còn tươi mới, và chắc. Nếu đụng vào cuống đã rụng là cà chua hái đã lâu ngày, không nên mua về bảo quản.
- Bảo quản trong tủ lạnh: Cà chua, đặc biệt là cà chua chín cần được lưu giữ trong thùng kín và để trong tủ lạnh. Nhiệt độ lạnh sẽ làm chậm sự tiến triển của màu sắc, hương vị và hạn chế sự tiêu hủy chất dinh dưỡng của cà chua.
Mẹo giữ cho quả được tươi lâu - 3
Chọn cà chua để bảo quản phải là cà mới chín (Ảnh minh họa)
Lưu ý, bạn cần tránh để cà chua chín gần các loại rau khác, vì cũng giống với dưa hấu, cà chua rất nhạy cảm với khí ethylene từ các loại rau hay củ quả khác thoát ra.
- Bảo quản trong hầm kín: Cách bảo quản này chỉ phù hợp với những gia đình có hầm chứa thực phẩm. Cà chua mua về, đem ngâm vào dung dịch nước rửa rau quả rồi rửa sạch lại bằng nước. Tiếp theo, xếp cà chua vào túi bóng, thùng gỗ… rồi cho vào bảo quản trong hầm. Nhiệt độ cần duy trì khoảng 12oC. Sau 45 ngày cà chua vẫn tươi.
Nho
- Chọn nho: Nếu bạn muốn mua nhiều nho và đem về bảo quản ăn dần thì trước tiên phải chọn loại chín vừa, không được chín quá. Nho chín tuy rất ngon nhưng không thể giữ ở nhà tươi lâu được.
- Bảo quản: chuẩn bị một hộp bìa cứng, lót 2 đến 3 lớp giấy rồi đặt nho nằm ngang, không xếp chồng lên nhau và đem hộp nho cất vào chỗ râm mát bảo quản ở 0 độ c, cách này có thể bảo quản nho 1 đến 2 tháng.
Lưu ý, không đem nho đi rửa qua nước trước khi cho vào tủ để bảo quản nhé.
Dưa chuột
- Chọn dưa chuột: Cần chọn những quả dưa mới hái, cuống còn tươi nguyên, nhựa còn chưa ráo hết thì bảo quản mới được lâu.

- Bảo quản dưa: Lấy một cái bát to rồi cho nước vào. Cắm phần cuống quả dưa xuống nước ngập độ 1/3 quả dưa. Mỗi ngày nhớ thay nước một lần nhé.
Nói chung, có khá nhiều cách để bạn bảo quản các loại quả khi mua về. Bạn có thể lựa chọn cách nào đó tiện lợi, phù hợp với điều kiện của mình nhất nhé.

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Nghệ thuật chế biến món chay


Ngày nay xu hướng ăn chay được mọi người hưởng ứng khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, khi chế biến món chay cần lưu ý một số vấn đề.
Nhiều người ăn chay không chỉ vì lý do tôn giáo và tín ngưỡng mà còn bởi thức ăn chay ngon và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Sau đây, xin chia sẻ đến bạn đọc một số cách cơ bản để nấu các món chay ngon và đảm bảo được chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Hiểu biết cơ bản về món chay
Trên thực tế, nghệ thuật nấu món chay khá tinh tế và cầu kỳ, đòi hỏi phải có sự chọn lọc nguyên liệu, kết hợp các nguyên liệu với nhau và sử dụng gia vị phù hợp để có được những món chay vừa ngon, vừa đảm bảo đầy đủ dưỡng chất.
Điều cần chú ý là bạn không nên nấu món chay theo công thức của món mặn bởi kết quả là bạn sẽ không bao giờ có được món ăn với hương vị như mong muốn.
Một nguyên liệu có thể làm món chay đậm đà hơn chính là muối tinh bởi muối tinh chứa nhiều chất khoáng và không có hóa chất độc hại. Điều quan trọng cần lưu ý là nên dùng muối trong quá trình bạn nấu thay vì đợi cho đến khi món ăn đã hoàn thành.
Các món súp, hầm và nhiều món chay khác cũng cần có nước dùng. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng thay thế những loại nước dùng làm từ thịt gà hoặc thịt bò bằng nước dùng rau quả. Đặc biệt, bạn cũng có thể sử dụng rượu vang làm nước dùng để món chay thêm đậm đà.
Thịt cung cấp rất nhiều đạm nhưng khi thịt bị loại khỏi thực đơn chay, bạn có thể thay thế bằng những nguồn cung cấp đạm từ thực vật như đậu phụ, đậu hà lan, đậu phộng, mì, quả hạnh, bánh mì làm từ hạt ngũ cốc chưa qua tinh chế. Thịt chay làm từ đậu nành cũng là một nguồn cung cấp đạm rất tốt.
Nghệ thuật chế biến món chay - 1
Không nên chế biến món chay theo công thức món mặn (Ảnh minh họa)
Nếu món súp hoặc món hầm quá mặn, hãy thêm khoai tây vào và vớt chúng ra sau khi nấu xong. Nếu món ăn quá ngọt, bạn nên thêm một muỗng cà phê giấm.
Để tạo thêm mùi vị cho món rau diếp cá, trước khi chế biến, bạn nên ngâm rau vào nước cốt chanh pha loãng trong tủ lạnh và để khoảng một giờ.
Khi xào các loại rau, củ quả như khoai tây, cà rốt và bí, bạn nên sử dụng đũa vì dùng muỗng có thể làm nát rau quả.
Để làm nước chấm đặc hơn, bạn hãy thử các phương pháp sau: sử dụng bột ngô trộn với nước lạnh (tỉ lệ 1:1), bột gạo lức (tỉ lệ khoảng 5/3 muỗng trà và ½ muỗng nước chấm), tinh bột hoặc bột khoai tây (tỉ lệ 2/3 muỗng trà và ½ muỗng nước chấm).
Một số bí quyết dưới đây giúp bạn chế biến được những món chay vừa ý
1. Chọn lọc nguyên liệu giàu dinh dưỡng
Cần đảm bảo cho những món chay mà bạn dự định nấu phải có đầy đủ dưỡng chất. Hãy dùng các loại đậu, gạo thô và rau xanh có nhiều lá để đáp ứng nhu cầu chất sắt và protein. Đậu lăng, tàu hũ, đậu nành và các loại hạt là nguồn cung cấp can-xi dồi dào. Một bữa ăn chay hoàn hảo không thể thiếu các dưỡng chất và vitamin như B12 và vitamin D, vốn có rất nhiều trong những thực phẩm bổ dưỡng như bột yến mạch.
2. Tránh nấu quá chín
Rau xanh là nguyên liệu khá phổ biến trong các món ăn chay. Để giữ hương vị của các loại rau cũng như bảo quản được lượng chất dinh dưỡng quý giá có trong rau xanh, bạn không nên nấu món ăn quá chín. Thời gian cần thiết để nấu các loại rau xanh không quá 15 phút. Một số cách nấu có thể giúp giữ được chất dinh dưỡng khá tốt trong rau như nướng vỉ, hấp hoặc xào sơ, thậm chí có thể ăn sống.
Đối với những thực phẩm khác, chỉ cần nấu đến khi chúng vừa chín tới. Điều này không chỉ giúp bảo quản các vitamin và khoáng chất mà còn khiến thức ăn không bị khô và nhạt.
Nghệ thuật chế biến món chay - 2
Giữ hương vị tự nhiên và giàu dưỡng chất của thực phẩm chay (Ảnh minh họa)
3. Ít béo
Cố gắng giữ hương vị tự nhiên và các dưỡng chất trong rau xanh, gạo, ngũ cốc, đậu... bằng cách sử dụng ít chất béo khi nấu. Đừng nghĩ rằng việc cho thật nhiều bơ hoặc vài lòng đỏ trứng sẽ giúp những món ăn thiếu thịt trở nên đẹp mắt hơn, điều này sẽ chỉ làm cho các món chay mất đi hương vị thơm ngon vốn có từ các nguyên liệu thực vật.
4. Sử dụng các sản phẩm chay
Bạn có thể dễ dàng nấu các món ăn yêu thích, qua việc sử dụng các sản phẩm được chế biến dành riêng cho việc nấu món chay. Ví dụ, những sản phẩm thịt chay được làm từ đậu nành sẽ thay thế cho các loại thịt động vật trong món ăn. Những sản phẩm phục vụ cho việc nấu món chay rất đa dạng và được bán nhiều trong các siêu thị, chợ, cửa hàng thực phẩm…
5. Chế biến nước dùng chay
Đối với món chay, nước dùng làm từ rau củ sẽ thay thế cho các loại nước dùng làm từ thịt.
Ngoài ra, rượu vang cũng là một lựa chọn tốt thay thế cho các loại nước dùng thịt. Hãy dùng vang đỏ cho những món chay có mùi vị đậm và rượu vang trắng dành cho những món có hương vị nhẹ nhàng, tinh tế hơn.

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Tự làm các món chay ăn ngày rằm


Nem chay
Tuy trong nhân nem không có thịt, có trứng… nhưng khi thưởng thức đảm bảo cả nhà sẽ phải bất ngờ vì sức hấp dẫn của nó. Cách làm nem chay vô cùng đơn giản, chị em chú ý nhé.
Nguyên liệu:
- Bánh đa nem: 1 gói
- Miến: 50-100 g (ngâm nước ấm, cắt nhỏ)
- Cà rốt: ½ củ
- Hành tây: ½ củ
- Nấm hương, mộc nhĩ: 4-5 tai (ngâm nở, rửa sạch)
- Giá đỗ: 100 g
- Hành hoa: 2 nhánh
- Dầu ăn, bột canh, mì chính
Tự làm các món chay ăn ngày rằm - 1
Cách làm:
- Các nguyên liệu rửa sạch, cà rốt bào sợi, hành tây thái mỏng, nấm hương, mộc nhĩ thái sợi, hành hoa thái nhỏ.
- Cho các nguyên liệu lần lượt vào bát rồi cho miến vào, thêm chút xíu gia vị và trộn đều. Như vậy là xong phần nhân của nem.
- Chải bánh đa nem lên mặt thớt và cho ít nhân lên trên.
- Rồi cuộn tròn bánh đa nem lại. Làm như vậy cho đến hết phần nhân.
- Đun sôi dầu trong chảo, thả nem vào và rán vàng hai mặt.
- Với nem chay không nên rán kỹ vì như vậy nem dễ bị cháy. Khi thấy vỏ nem chuyển màu vàng thì phần nhân bên trong đã chín.
- Gắp ra đĩa và ăn với xì dầu. Món này sẽ giúp cả nhà bạn không bị ngấy trong những bữa cỗ đầy các chất đạm.
Dưa muối kho tương
Đây là món ăn chay khá lạ nhưng đảm bảo chị em sẽ thích thú.
Nguyên liệu:
- Dưa muối
- 2 miếng đậu phụ
- 2 tép tỏi bằm
- 2 trái cà
- 1 muỗng canh tương đen
- 1 nhánh hành lá cắt ra khoảng 1 phân
Cách làm:
- Cắt dưa muối ra từng miếng nhỏ. Tàu hủ thì cắt ra từng miếng vuông độ một phân. Lấy cà cắt ra  làm  bốn hay sáu, tùy trái lớn hay nhỏ.
- Bắc chảo lên lò, khi vừa nóng thì cho vào 1 muỗng canh dầu ăn và 2 tép tỏi bằm.  
- Xào tỏi lên cho vàng rồi cho vào chảo 1 bl dưa muối và cà. Xào đều khoảng 2 - 3 phút rồi cho vào 1 muỗng canh tương đen và 2 miếng đậu phụ đã được cắt nhỏ. 
- Trộn tất cả lên cho đều và nấu khoảng 10 phút thì tắt lửa và cho hành lá vào trộn lên.
Cho dưa muối kho tương ra đĩa và thưởng thức.
Đậu phụ chiên sả
Đậu phụ chiên sả ăn nóng hay nguội cũng đều rất ngon bởi vị đậm đà của xì dầu, vị thơm của sả sẽ làm món đậu của bạn không còn đơn điệu nữa.
Tự làm các món chay ăn ngày rằm - 2
Nguyên liệu:
- Đậu phụ trắng: 3 bìa
- Sả: 3 củ
- Tỏi, hành: 1 củ
- Hành hoa: 2 nhánh
- Dầu ăn, xì dầu, bột canh, mì chính, đường.
Cách làm:
- Đậu phụ trắng cắt miếng vừa ăn rồi cho vào rán chín vàng hai mặt.
- Sả bóc vỏ băm nhỏ, tỏi, hành củ đập dập băm nhỏ, hành hoa thái nhỏ.
- Phi thơm hành tỏi với chút dầu ăn. Cho sả băm vào đảo nhanh tay.
- Cho thêm 3 thìa xì dầu cùng ½ bát nước lọc, ½ thìa đường, ½ thìa bột canh, mì chính đun nhỏ lửa để tạo độ sền sệt.
- Cho đậu vào rim.
- Dùng kéo khứa nhẹ hình chữ thập và cho sả tỏi hành hoa vào giữa miếng đậu rồi gắp ra đĩa.
- Phần nước còn lại rưới lên trên.

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Ăn chay với canh khoai nấu nấm

Món canh có vị ngọt của khoai, vị thanh của nấm. Canh khoai nấu nấm là món thích hợp để ăn chay.

Nguyên liệu

2 củ khoai lang tím; 1 củ khoai tây
1/2 củ cà rốt; 3 tai nấm đông cô
30g nấm rơm; 1/2 bìa đậu phụ non
1 thìa cà phê muối; 1 thìa súp dầu ăn
1 thìa cà phê hạt nêm nấm
1 thìa cà phê đường; 1/4 thìa cà phê tiêu
500ml nước dùng rau củ; ngò rí
Ăn chay với canh khoai nấu nấm - 1
Canh khoai nấu nấm là món thích hợp để ăn chay.
Thực hiện
- Khoai lang, khoai tây, cà rốt gọt vỏ, xắt quân cờ. Nấm đông cô ngâm nở mềm, cắt bỏ chân, vò rửa sạch, bổ đôi.
- Nấm rơm gọt chân, ngâm nước muối loãng 10 phút, rửa sạch, bổ đôi. Đậu phụ non xắt quân cờ.
- Cho nước dùng vào khoai lang, khoai tây, cà rốt, nấm đông cô và dầu ăn vào, nấu sôi. Nêm gia vị, nấu thêm khoảng 20 phút thì cho nấm rơm và đậu phụ non vào.
- Múc canh ra tô, rắc ít tiêu và ngò rí. Dùng nóng.

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Bánh quy gừng xinh xắn



Gingerbread là một loại bánh đặc trưng cho mùa Noel, thường được thể hiện dưới dạng bánh ngọt (cake) hoặc bánh quy - bánh dẹt nhỏ (cookies).

Gingerbread cũng chính là "cốt" cho những ngôi nhà bánh mà mà trẻ em rất thích thú, và các bố mẹ cũng rất thích "xây nhà" cùng các con, mô phỏng lại theo trong truyện cổ tích Hansel & Gretel mà trẻ em vốn say mê ngôi nhà bánh kẹo được miêu tả trong đó. 
Theo đúng tên gọi thì gốc gác của gingerbread là việc sử dụng gừng bảo quản, kết hợp với mật ong và các loại gia vị để làm thành bánh. Dưới dạng cookie thì gingerbread được cán mỏng và nướng thành loại bánh quy giòn hoặc mềm, giống với loại bánh Lebkuchen của Đức. Đức cũng là nước có truyền thống lâu dài và mạnh mẽ nhất với những chiếc gingerbread cookies. Trong những hội chợ Noel hay hội chợ mùa thu (Oktoberfest), vô số những gian hàng bày bán gingerbread dưới dạng trái tim đủ kích cỡ với trang trí icing màu sắc rực rỡ trông rất thích mắt. Chúng thường được buộc thêm ruy-băng để có thể đeo vào cổ hoặc treo lên tường Tuy nhiên, ngày nay ở Mĩ, sự biến tấu đa dạng với gingerbread ở hình dáng và mùi vì là mạnh mẽ nhất.
Hình dạng những "thằng" người, bé trai, bé gái là phổ biến nhất, đã trở thành hình ảnh đặc trưng cho loại cookie mỗi khi Giáng Sinh về. Vì thế lần này mình cũng làm thành những bé trai bé gái dắt tay nhau đi chơi Noel.
Nguyên liệu: (Để làm được khoảng 30 chiếc cookies, với độ dày khoảng 5mm)
* Cho phần bánh:
- 420g bột mì đa dụng
- 1/4 thià muối
- 3/4 thìa baking soda (bột nở) 
- 2 thìa bột gừng
- 1 thìa bột quế 
- 1/4 thìa bột nutmeg (bột của hạt nhục đậu khấu)
- 1/4 thìa bột đinh hương (cloves)
- 113 g bơ, để nhiệt độ phòng
- 70-80g đường
- 1 quả trứng to
- 160 ml mật mía (molasses)
* Cho icing trang trí:
- 130g đường bột
- 113 g bơ nhạt, để mềm
- 1 thìa vanilla
Cách làm:
- Rây lẫn bột, muối, baking soda và các loại bột gia vị kể trên, để riêng.
- Dùng máy đánh, đánh bơ và đường đến khi thấy bông xốp. Cho trứng và molasses vào, đánh đến nhuyễn.
- Từ từ cho hỗn hợp bột vào, đánh cho quyện.
- Chia hỗn hợp bột ra làm 2 phần, bọc nylon thực phẩm và để trong tủ lạnh ít nhất 2 giờ hoặc để qua đêm mới đem ra làm tiếp.
- Làm nóng lò ở 177 độ C. Lót giấy nướng bánh vào khay.
- Cán bột mỏng còn 0.5cm, và dùng dụng cụ cắt cookies để cắt và xếp những hình cắt lên khay.  Nếu bạn muốn treo những chiếc cookies này thì ngoáy thêm 1 lỗ trên đầu chiếc bánh.
- Đặt khay nướng chính giữa lò. Nướng 8-12 phút tùy theo kích cỡ. Bánh chín là khi đã cứng lại. Bỏ ra khỏi lò, để bánh trên khay nướng 1-2 phút nữa để bánh cứng hẳn rồi mới chuyển ra giá cho bánh nguội hẳn.
* Làm phần icing: 
- Dùng máy đánh, đánh bơ đến khi mượt, cho vanilla, để tốc độ thấp, từ từ cho đường bột vào đánh đến khi bông xốp. Cho tất cả vào túi nylon bắt kem để trang trí.

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Làm bánh quy mừng Giáng sinh


Nguyên liệu:
Làm bánh
- 75g đường
- 75g bơ để ở nhiệt độ phòng
- 1 quả trứng
- 1 ½ muỗng canh sữa
- 225g bột mì
- 25g bột cao cao
Làm bánh quy mừng Giáng sinh - 1
Làm lớp men tráng màu cam
- 175g đường
- 3 hoặc 3 muỗng canh nước cam
- Màu thực phẩm và tinh chất cam
- Sô cô la trắng, làm tan chảy
Làm bánh quy mừng Giáng sinh - 2
Lớp men tráng bạc hà
- 175g đường
- 3 muỗng canh si rô bạc hà
- Nước
- Màu thực phẩm
- Sô cô la trắng, làm tan chảy
Làm bánh quy mừng Giáng sinh - 3
Cách làm:
Rây bột mì với bột ca cao với nhau rồi đặt sang một bên.
Làm bánh quy mừng Giáng sinh - 4
Đánh đều bơ và đường trong máy trộn điện ở tốc độ trung bình. Trộn cho đến khi hỗn hợp mềm, mịn.
Thêm trứng, sữa và trộn tiếp. Thêm bột mì và ca cao đã rây rồi trộn cho đến khi hỗn hợp hoàn toàn kết hợp.
Làm bánh quy mừng Giáng sinh - 5
Cán hỗn hợp bột có độ dày 6mm và sử dụng khuôn cắt bánh quy hình cây thông và hình tròn (như trong hình) để cắt bột.
Làm bánh quy mừng Giáng sinh - 6
Đặt các miếng bột bánh vào trong lò (đã lót giấy nướng) được bật trước ở nhiệt độ 180 độ C, nướng bánh từ 10 – 12 phút.
Khi bánh chín, để nguội trong khay khoảng vài phút, rồi chuyển chúng ra giá cho nguội hoàn toàn.
Trong thời gian này, chuẩn bị 2 lớp men tráng bên ngoài bánh. Trộn các nguyên liệu là men màu cam với nhau. Tương tự như vậy với men tráng bạc hà.
Làm bánh quy mừng Giáng sinh - 7
Khi bánh quy đã lạnh hoàn toàn, trang trí chúng với các lớp men này và với sô cô la trắng (xem hình).
Làm bánh quy mừng Giáng sinh - 8
Đợi cho lớp men có sự gắn kết vào bánh quy rồi bày lên đĩa và thưởng thức nhé!
Làm bánh quy mừng Giáng sinh - 9
Chúc bạn và gia đình có Giáng sinh vui vẻ!

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Bánh khúc cây mừng Giáng sinh


Có nhiều ý kiến cho rằng, chiếc bánh này ra đời khoảng năm 1875 khi một người thợ làm bánh Pháp có sáng kiến làm chiếc bánh ngọt hình khúc cây cho đêm Giáng sinh.

Bánh khúc cây hay Bûche de Noël (Phát âm tiếng Pháp: [byʃ də nɔɛl]), Yule log là một món tráng miệng truyền thống được phục vụ gần dịp lễ Giáng sinh ở PhápBỉCanadaLibanViệt Nam, một số nước nói tiếng Pháp và thuộc địa cũ của Pháp. Đúng như cái tên của nó, bánh thường được chuẩn bị, bày biện và trang trí cho giống khúc gỗ chuẩn bị làm lửa ở lễ hội lửa trong những ngày Đông chí.
Bánh khúc cây truyền thống được làm từ bánh xốp, nướng tương tự bánh cuộn (Swiss roll) trong một chảo lớn và nông rồi cuộn lại. Bánh thường được phục vụ với một đầu được cắt ra. Người ta dùng đường bột (giống như tuyết), cành cây, dâu tươi và nấm làm từ bánh trứng meringue để trang trí bánh. Bánh khúc cây có thể coi là một loại bánh roulade ngọt.
Dưới đây là hình ảnh về những chiếc bánh khúc cây đẹp mắt mà người ta thường làm trong lễ Giáng sinh:
Bánh khúc cây mừng Giáng sinh - 1
(Ảnh từ Internet)
Bánh khúc cây là loại bánh theo truyền thống kiểu Pháp được sử dụng trong dịp lễ hội Giáng sinh.
Bánh khúc cây mừng Giáng sinh - 2
(Ảnh từ Internet)
Những chiếc bánh khúc cây ngày nay được trang trí bởi bột đường trắng giống như tuyết, trái cây tươi, và những cái nấm được làm bằng kem đường.
Bánh khúc cây mừng Giáng sinh - 3
(Ảnh từ Internet)
Bánh khúc cây mừng Giáng sinh - 4
(Ảnh từ Internet)
Bánh khúc cây bắt nguồn từ tục lệ, trong đêm trước Giáng sinh, người ta hay chặt một khúc cây lớn và đem vào nhà để làm lễ. Khúc cây sẽ được đặt trên lò sưởi, người chủ nhà làm lễ dâng rượu bằng cách rắc lên khúc cây một ít dầu, muối, và rượu nóng, và đọc lên những lời cầu nguyện.
Bánh khúc cây mừng Giáng sinh - 5
(Ảnh từ Internet)
Tương truyền rằng những bột than có từ khúc cây đã cháy này sẽ bảo vệ cho ngôi nhà khỏi tránh được thiên tai và sự xâm nhập của ma quỷ. Những chọn lựa về các loại gỗ khác nhau, cách đốt khúc cây và khoảng thời gian để làm nghi thức này thay đổi tùy theo những vùng khác nhau.
Bánh khúc cây mừng Giáng sinh - 6
(Ảnh từ Internet)
Ngày nay, bánh khúc cây Giáng sinh đã trở thành một món bánh ngọt truyền thống của nhiều nước Châu Âu, được phủ bởi kem cà phê hoặc sô-cô-la và trang trí đẹp mắt.
Bánh khúc cây mừng Giáng sinh - 7
(Ảnh từ Internet)
Bánh khúc cây mừng Giáng sinh - 8
(Ảnh từ Internet)
Bánh khúc cây mừng Giáng sinh - 9
(Ảnh từ Internet)
Bánh khúc cây mừng Giáng sinh - 10
(Ảnh từ Internet)
Bánh khúc cây mừng Giáng sinh - 11
(Ảnh từ Internet)
Bánh khúc cây mừng Giáng sinh - 12
(Ảnh từ Internet)
Bánh khúc cây tuy không phải là món bánh truyền thống của người Việt Nam nhưng nhiều năm gần đây, cứ mỗi độ Giáng sinh về, nhiều chị em cũng rủ nhau làm món bánh này. Hương vị thơm ngon cùng ý nghĩa của món bánh làm cho không khí những ngày này thêm nhộn nhịp hơn, hấp dẫn hơn.