Nước hầm xương là một nguyên liệu không thể thiếu cho những món ăn đòi hòi phải có nước như súp, canh hay lẩu… Cách chế biến nước hầm xương thông thường của các bà nội trợ chỉ đơn giản là mua xương về hầm và lọc lấy nước.
Thật ra, để có một nồi nước hầm xương thơm ngon và giàu dinh dưỡng không đơn giản chỉ có vậy. Bạn phải biết cách lựa chọn loại xương và thịt phối hợp cùng với một số loại rau, củ và gia vị để tạo ra mùi vị đặc trưng, phù hợp với món ăn mà mình dự định chế biến. Một số bí quyết sau đây sẽ giúp bạn nấu được nồi nước hầm vừa ý.
Thời gian hầm sẽ phụ thuộc vào kích cỡ của chiếc nồi hầm và lượng nước mà bạn đã cho vào nồi. Cần chọn nồi to đủ để nước ngập hết những nguyên liệu bên trong. Trong quá trình lọc lấy nước hầm, bạn phải nếm thử, nếu cảm thấy mùi vị chưa ngọt và đậm đà thì có thể tiếp tục đun cho đến khi nước hầm đặc hơn, vị ngọt hơn.
Khi nước hầm xương đã nguội hẳn, bạn lọc lại bằng rây một lần nữa và bảo quản chúng trong tủ lạnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể rót nước hầm xương vào những khay đá lớn và để đông lạnh. Chúng sẽ đông đặc như những viên kẹo hoặc mứt dẻo. Khi chế biến món ăn, bạn chỉ cần lấy đủ số lượng viên nước hầm xương theo nhu cầu sử dụng, phần còn lại tiếp tục giữ đông để dùng dần.
1. Một số loại nước hầm xương phổ biến
1. Một số loại nước hầm xương phổ biến
Để lọc sạch nước hầm, hãy dùng rây lược hết phần nước hầm đã nấu. (Ảnh minh họa)
- Nước hầm xương màu nâu: Để làm loại nước hầm này, bạn có thể dùng thịt bê, bò chọn loại có nhiều xương. Cho thịt vào khay quay lớn, ướp vào thịt 2 củ hành lột vỏ và băm nhuyễn. Quay thịt trên lò nóng trong khoảng 1 giờ cho đến khi thịt chín vàng và ngả màu nâu. Tiếp tục cho phần thịt và hành đã vàng vào một chiếc nồi lớn và đổ nước ngập thịt. Cho thêm vài củ cà rốt đã gọt vỏ, 2 nhánh cần tây, một chút tiêu, 2 lá nguyệt quế, một ít húng tây và mùi tây.
- Nước hầm gà: Thịt gà sống nguyên con hay phần xương và cánh gà đều phù hợp để nấu nước hầm. Ngoài ra, thịt gà đã quay chín cũng có thể dùng được. Thịt gà, sau khi cho vào nồi sẽ được nấu cùng với hành, tỏi, cà rốt, cần tây, tiêu đen, nguyệt quế và mùi tây.
2. Kỹ thuật nấu
2. Kỹ thuật nấu
Đun nồi nước hầm với lửa to cho đến khi sôi thì hạ lửa riu riu. Dùng vợt hớt lớp váng bọt phía trên, thời gian nấu từ 2 đến 3 giờ tùy thuộc lượng nước hầm xương bạn muốn nấu. Trong quá trình hầm, cần thường xuyên nếm thử nước hầm để kiểm tra hương vị, nếu thấy nước hầm đã đậm đà, bạn có thể kết thúc quá trình nấu.
3. Cách lọc nước hầm xương
3. Cách lọc nước hầm xương
Để lọc sạch nước hầm, hãy dùng rây lược hết phần nước hầm đã nấu. Chú ý hớt lớp chất béo nổi trên bề mặt. Nếu có thời gian, hãy để cho nước hầm nguội hẳn, đặt chúng vào ngăn mát tủ lạnh và để qua đêm. Ngày hôm sau, bạn sẽ dễ dàng gạn hết lớp chất béo đã đông đặc nằm phía trên. Trong trường hợp không cần dùng nước hầm xương ngay, bạn nên cho vào ngăn đông để bảo quản được lâu hơn, chất lượng của nước hầm sẽ vẫn đảm bảo như bình thường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét