Ngoài công dụng là nước giải khát, giải nhiệt, một số loại trà còn có thể trở thành những vị thuốc hay giúp phòng và trị nhiều bệnh hiệu quả.
Các kết quả nghiên cứu của y học cổ truyền xưa nay và y học hiện đại đều đã công nhận trà là một dược liệu tốt cho sức khoẻ. Trong trà có chứa hơn 450 thành phần hoá học và hầu hết có giá trị dinh dưỡng và dược thiện cao. Một số công dụng trị bệnh của trà đã được đánh giá hiệu quả:
Trị viêm đường ruột cấp tính: nếu ăn phải những thực phẩm không sạch gây ra đau bụng, đi ngoài, có thể pha một cốc trà thật đặc để uống.
Giải độc: chất axít tannic trong trà đặc có thể kết hợp với chất độc làm cho ngưng tụ, kéo dài sự hấp thụ của chất độc vào cơ thể, có lợi cho cấp cứu, chữa trị.
Kiết lỵ do vi khuẩn: bất luận là kiết lỵ cấp tính hay mãn tính, phương pháp uống trà đặc để chữa trị đều có hiệu quả rõ rệt.
Mụn nước: pha một cốc trà đặc, để nguội rồi chấm nước trà bôi vào chỗ đau, mỗi ngày ba lần, sử dụng liên tục.
Sâu răng: ngậm nước trà trong miệng để trà ngấm vào kẽ răng. Mỗi ngày uống mười lần.
Ngoài ra còn có thể pha trà chung với một số vị thảo dược khác, giúp mở rộng hơn các tác dụng phòng và trị bệnh của trà. Xin giới thiệu một số bài thuốc từ trà dễ thực hành và cho hiệu quả cao để bạn đọc tuỳ điều kiện lựa chọn:
Trà gừng: lấy 7g trà và 10 lát gừng tươi, cho vào ấm đun sôi, uống sau bữa ăn, giúp giải cảm, ớn lạnh, viêm họng, ho kéo dài và tăng huyết áp.
Trà muối: lấy 3g trà và 1g muối ăn, cho vào ấm ngâm khoảng bảy phút, lấy ra uống. Mỗi ngày uống 4 – 6 lần có thể giúp sáng mắt, tiêu viêm, giải đờm, giảm sốt. Thích hợp trị cảm, ho, mắt đỏ, đau răng…Những người làm việc trong văn phòng, ít mất mồ hôi thì chỉ nên dùng lượng muối bằng nửa (0,5g), người bị bệnh huyết áp cao không nên dùng loại trà này.
Trà đường: lấy 15g trà, 60g đường trắng hãm với hai bát nước đun sôi sau đó để ngoài trời qua đêm (dùng miếng gạc đậy kín). Sáng sớm hôm sau uống hết, tác dụng lưu thông khí huyết, điều hoà kinh nguyệt, chữa bế kinh hay rối loạn kinh nguyệt.
Trà hành: lấy 10g trà, 10g bạch chỉ, ba nhánh hành cho vào ấm cùng với lượng nước vừa phải, đun sôi, uống nóng. Có công dụng chữa các loại bệnh cảm cúm.
Trà gạo: lấy 100g gạo, 6g lá trà xanh rửa sạch, hãm với nước sôi trong sáu phút, lấy nước trà nấu cơm, mỗi ngày ăn một lần. Tác dụng điều hoà tiêu hoá, chữa đầy bụng, khó tiêu.
Trà giấm: lấy 3g trà và 1g giấm. Trà ngâm cùng nước sôi trong vòng 5 phút, sau đó lọc hết bã, cho giấm vào, mỗi ngày uống ba lần, có tác dụng trị chứng đau dạ dày, ngừng kiết lỵ, trị đau răng, đau bụng do giun đũa ở trẻ em…
Trà tỏi: lấy một củ tỏi giã nhỏ và 60g trà, đem hãm với nước sôi. Uống cả ngày, uống trong bảy ngày. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát khuẩn, long đờm.
Trà hoa cúc: lấy 9g lá trà xanh, 6g hoa cúc trắng hãm với nước sôi uống nguội. Tác dụng bổ gan, sáng mắt, chữa đau đầu, đau mắt đỏ, tăng huyết áp.
Trà mật ong: trà 3g, mật ong 2ml. Hãm trà với nước sôi để lấy nước, khi uống cho mật ong vào, có công dụng ngừng đi ngoài, viêm họng, tưa lưỡi, viêm lợi, viêm chân răng, dưỡng máu, thích hợp để trị táo bón, dạ dày không tốt. Mỗi lần, ngậm ba phút rồi nuốt.
Trà cháo: gạo tẻ 100g, trà 6g, lấy nước sôi ngâm trà trong sáu phút, lọc bỏ bã. Sau đó cho gạo vào nấu thành cháo, có tác dụng tốt cho dạ dày, tiêu khí.
Uống trà đúng cách mới khoẻ
Uống trà tốt cho sức khoẻ, nhưng sẽ có tác dụng ngược lại nếu không dùng đúng cách. Chẳng hạn, uống trà lạnh sẽ khiến lười ăn, tích đờm. Dùng trà nóng quá sẽ gây tổn thương vách trong của dạ dày. Vì vậy nên lưu ý một số điều sau:
– Không uống trà quá nóng hoặc quá lạnh.
– Không uống trà trước bữa ăn.
– Không dùng ngay sau khi ăn. Sau khi ăn khoảng 20 phút hãy dùng trà.
– Không dùng trà khi đói bụng.
– Không uống nước trà đã pha lâu.
– Không uống thuốc với nước trà. Nước trà sẽ làm mất đi công hiệu của thuốc.
– Tránh uống nước trà trước khi đi ngủ, sẽ rất dễ bị mất ngủ hay ngủ không sâu.
Trị viêm đường ruột cấp tính: nếu ăn phải những thực phẩm không sạch gây ra đau bụng, đi ngoài, có thể pha một cốc trà thật đặc để uống.
Giải độc: chất axít tannic trong trà đặc có thể kết hợp với chất độc làm cho ngưng tụ, kéo dài sự hấp thụ của chất độc vào cơ thể, có lợi cho cấp cứu, chữa trị.
Kiết lỵ do vi khuẩn: bất luận là kiết lỵ cấp tính hay mãn tính, phương pháp uống trà đặc để chữa trị đều có hiệu quả rõ rệt.
Mụn nước: pha một cốc trà đặc, để nguội rồi chấm nước trà bôi vào chỗ đau, mỗi ngày ba lần, sử dụng liên tục.
Sâu răng: ngậm nước trà trong miệng để trà ngấm vào kẽ răng. Mỗi ngày uống mười lần.
Ngoài ra còn có thể pha trà chung với một số vị thảo dược khác, giúp mở rộng hơn các tác dụng phòng và trị bệnh của trà. Xin giới thiệu một số bài thuốc từ trà dễ thực hành và cho hiệu quả cao để bạn đọc tuỳ điều kiện lựa chọn:
Trà gừng: lấy 7g trà và 10 lát gừng tươi, cho vào ấm đun sôi, uống sau bữa ăn, giúp giải cảm, ớn lạnh, viêm họng, ho kéo dài và tăng huyết áp.
Trà muối: lấy 3g trà và 1g muối ăn, cho vào ấm ngâm khoảng bảy phút, lấy ra uống. Mỗi ngày uống 4 – 6 lần có thể giúp sáng mắt, tiêu viêm, giải đờm, giảm sốt. Thích hợp trị cảm, ho, mắt đỏ, đau răng…Những người làm việc trong văn phòng, ít mất mồ hôi thì chỉ nên dùng lượng muối bằng nửa (0,5g), người bị bệnh huyết áp cao không nên dùng loại trà này.
Trà đường: lấy 15g trà, 60g đường trắng hãm với hai bát nước đun sôi sau đó để ngoài trời qua đêm (dùng miếng gạc đậy kín). Sáng sớm hôm sau uống hết, tác dụng lưu thông khí huyết, điều hoà kinh nguyệt, chữa bế kinh hay rối loạn kinh nguyệt.
Trà hành: lấy 10g trà, 10g bạch chỉ, ba nhánh hành cho vào ấm cùng với lượng nước vừa phải, đun sôi, uống nóng. Có công dụng chữa các loại bệnh cảm cúm.
Trà gạo: lấy 100g gạo, 6g lá trà xanh rửa sạch, hãm với nước sôi trong sáu phút, lấy nước trà nấu cơm, mỗi ngày ăn một lần. Tác dụng điều hoà tiêu hoá, chữa đầy bụng, khó tiêu.
Trà giấm: lấy 3g trà và 1g giấm. Trà ngâm cùng nước sôi trong vòng 5 phút, sau đó lọc hết bã, cho giấm vào, mỗi ngày uống ba lần, có tác dụng trị chứng đau dạ dày, ngừng kiết lỵ, trị đau răng, đau bụng do giun đũa ở trẻ em…
Trà tỏi: lấy một củ tỏi giã nhỏ và 60g trà, đem hãm với nước sôi. Uống cả ngày, uống trong bảy ngày. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát khuẩn, long đờm.
Trà hoa cúc: lấy 9g lá trà xanh, 6g hoa cúc trắng hãm với nước sôi uống nguội. Tác dụng bổ gan, sáng mắt, chữa đau đầu, đau mắt đỏ, tăng huyết áp.
Trà mật ong: trà 3g, mật ong 2ml. Hãm trà với nước sôi để lấy nước, khi uống cho mật ong vào, có công dụng ngừng đi ngoài, viêm họng, tưa lưỡi, viêm lợi, viêm chân răng, dưỡng máu, thích hợp để trị táo bón, dạ dày không tốt. Mỗi lần, ngậm ba phút rồi nuốt.
Trà cháo: gạo tẻ 100g, trà 6g, lấy nước sôi ngâm trà trong sáu phút, lọc bỏ bã. Sau đó cho gạo vào nấu thành cháo, có tác dụng tốt cho dạ dày, tiêu khí.
Uống trà đúng cách mới khoẻ
Uống trà tốt cho sức khoẻ, nhưng sẽ có tác dụng ngược lại nếu không dùng đúng cách. Chẳng hạn, uống trà lạnh sẽ khiến lười ăn, tích đờm. Dùng trà nóng quá sẽ gây tổn thương vách trong của dạ dày. Vì vậy nên lưu ý một số điều sau:
– Không uống trà quá nóng hoặc quá lạnh.
– Không uống trà trước bữa ăn.
– Không dùng ngay sau khi ăn. Sau khi ăn khoảng 20 phút hãy dùng trà.
– Không dùng trà khi đói bụng.
– Không uống nước trà đã pha lâu.
– Không uống thuốc với nước trà. Nước trà sẽ làm mất đi công hiệu của thuốc.
– Tránh uống nước trà trước khi đi ngủ, sẽ rất dễ bị mất ngủ hay ngủ không sâu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét