Chiều 30 Tết xưa, ở Hà Nội, nhà nào cũng làm cỗ cúng tất niên tiễn năm cũ. Mâm cỗ cúng gia tiên được nấu cẩn thận, tỉ mỉ và bày biện khéo léo. Mâm cỗ ngày tết chính là nơi thể hiện sự khéo léo, đảm đang, nề nếp của người phụ nữ trong gia đình...
Trang hoàng ngày tết
Bàn thờ tổ tiên là nơi được chuẩn bị cẩn thận nhất trong những ngày đón năm mới cổ truyền. Những chiếc lư đồng được đánh bóng, bàn thờ được bày biện đẹp mắt với hoa hải đường, cành đào thắm, mâm ngũ quả, cặp bánh chưng, hương trầm thơm ngát...
Bàn thờ tổ tiên là biểu tượng của văn hoá truyền thống Việt: kính ngưỡng và luôn gắn bó với tổ tiên, ông bà, nguồn cội. Người Việt hiểu sâu sắc rằng có quá khứ mới có hiện tại và tương lai.
Khi chưng mâm ngũ quả, người cao niên thường chọn các quả có ý nghĩa như: Quả bưởi tròn ý nói sự đầy đủ, sung túc; Quả na nhiều hạt ngụ ý sự sum vầy đông con cháu; Quả quất tượng trưng cho người quân tử; Quả đu đủ là sự cầu mong của những gia đình nghèo được “đủ ăn”, Quả xoài tượng trưng cho sự sung túc "đủ xài".
Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là 5 trạng thái vật chất cấu tạo nên vũ trụ. Kim màu trắng, mộc màu xanh, thủy màu đen, hỏa màu đỏ, thổ màu vàng. Mâm ngũ quả cũng lung linh năm sắc màu đó.
Cây mía đặt ở hai bên bàn thờ cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tương truyền, mía được xem như là gạch nối tầng trên với tầng dưới, để dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về với con cháu. Vì vậy, cây mía được đặt ở bên bàn thờ thường coi là để các cụ chống gậy về vui với con cháu.
Bên cạnh việc trang hoàng bàn thờ gia tiên thì một thứ không thể thiếu trong ngày tết là chơi đào, chơi quất. Cây đào, cây mai, chậu quất... là một phần văn hoá Tết của người dân Việt nói chung và Hà Nội nói riêng từ ngàn xưa.
Người Hà Nội xưa rất coi trọng trong việc đi chọn cây quất cành đào để chưng ngày tết. Đào thắm, quất vàng mang ý nghĩa sinh khí, lộc làm ăn, bền vững trụ cột của cả gia đình nên việc đi chọn đào, chọn quất được dành cho các đấng cao niên trong gia đình.
Với các cụ ngày xưa, để có được một cành đào ưng ý thì cành đó phải tròn đều, ngọn vút lên, xòe lộc vươn chồi, bông hoa kép, to, đỏ thắm đậm đà rải đều từ gốc đến ngọn, thoảng đâu đó những quả nhỏ lẳn tròn.
Quất thì phải là quất tứ quý, nghĩa là có đủ cả bốn yếu tố: lá xanh; quả vừa có chín vàng vừa có xanh, tròn, to, trĩu cành; thoảng trong gió mùi thơm dịu nhẹ của những bông hoa trắng nhỏ điểm xuyết trên cây và những chồi non mơn mởn vươn lên khoe lộc. Bên cạnh đó, việc chọn quất, chọn đào còn phải quan sát đến gốc cây. Những cây vừa đủ yếu tố tứ quý vừa có gốc to, chắc chắn thì năm đó, gia đình sẽ yên ổn, trụ cột vững chắc, tứ quý quy tụ...
Và một phong tục được các bậc cao niên trong gia đình coi trọng trong ngày tết nữa là bói đào. Bà Ánh Tuyết, một nghệ nhân ẩm thực Hà Nội chính gốc cho biết: "Sáng sớm mồng một tết, sau khi uống một tách trà xuân, các cụ sẽ bắt đầu bói đào.
Nhìn cành đào sáng mồng một tết, các cụ biết năm mới gia đình mình sẽ như thế nào. Nếu cành đào thắm hơn, sắc hoa tươi tắn hơn, cánh đào mượt mà hơn thì năm mới cả gia đình chắc chắn sẽ phát đạt, thành công, gia đình hòa thuận, con cháu sum vầy. Nếu như sang năm mới, cành đào kém sắc, cánh hoa ủ buồn thì năm ấy, cuộc sống sẽ không được như ý muốn..." .
Chơi thuỷ tiên - thú vui tao nhã
Những gia đình quyền quý, sang trọng, nho nhã thanh tao thì ở vị trí trang trọng nhất trong nhà sẽ có bát thủy tiên kiêu kỳ. Chơi thủy tiên là một thú chơi tao nhã trong ngày tết của các nho gia ngày xưa. Các cụ coi thú tỉa củ, ủ rễ, chăm hoa là niềm vui trong những ngày chuẩn bị tết. Và nếu chậu thủy tiên nở đúng giờ sang canh (giao thừa) thì năm đó, cả gia đình sẽ được sung túc, vui vẻ, phát lộc phát tài.
Cỗ tết Hà Thành xưa và nay
Chiều 30 Tết xưa, ở Hà Nội nhà nào cũng làm cỗ cúng tất niên tiễn năm cũ. Mâm cỗ cúng gia tiên được nấu cẩn thận, tỉ mỉ và bày biện khéo léo. Thức ăn bày trên một chiếc mâm cổ bằng gỗ, tâm chạm trổ sơn son thếp vàng, đi cùng bát chiết yêu, đĩa cây mai. Cỗ bàn phải đủ món. Mâm cỗ Tết thường có 6 bát, 8 đĩa, nhà nào phong lưu thì 8 bát, 8 đĩa. Như thế mới gọi là sang…
Mâm cỗ ngày tết thể hiện sự khéo léo, đảm đang, nề nếp của những người phụ nữ trong gia đình. Bà Tuyết kể: con gái Hà Nội xưa được giáo dục chu toàn lắm, từ cách ăn nói nhỏ nhẹ, cách đi đứng tế nhị và đặc biệt là nữ công gia chánh phải thực sự giỏi giang. Xưa, con gái mà không biết nữ công gia chánh sẽ bị chê cười, người ta nhìn đó mà đánh giá cả gia đình dòng tộc có nề nếp, gia phong hay không?
Các cụ, nhất là nhà quyền quý, danh thế rất coi trọng sự thanh tao trong ẩm thực, đặc biệt là trong ngày lễ tết... Ăn là nhâm nhi thưởng thức, là tận hưởng lạc thú trần gian nên tất cả đều phải có sự hài hòa, cộng hưởng, âm dương kết hợp, màu sắc tươi sáng.
Ngày tết là dịp để mọi người trổ hết tài nghệ khéo léo của mình. Chỉ cần thoáng nhìn không gian ngôi nhà ngày tết là có thể biết nhà đó có con gái, con dâu đảm đang hay không? "Những ngày tết, ai đến nhà chơi cũng bóc bánh chưng ra mời để có thể được nhận một tiếng khen "Năm nay bánh chưng nhà bà xanh quá, rền quá, đậu mượt quá, thịt thơm quá. Dưa hành thì trắng mà dòn quá" - bà Tuyết kể - "từng ấy là quá đủ rồi. Gia chủ sẽ vui sướng vô cùng, coi đó là thước đo sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ trong gia đình được mọi người công nhận. Nếu như có gia đình nào mà lỡ may nồi bánh chưng bị phúng (gạo bị sống, bánh không xanh, không rền vì thiếu nước, thiếu lửa) thì tết đó cả gia đình không dám mời ai đến ăn, coi như năm đó gia đình sẽ không được như ý muốn, và nhất là những người phụ nữ trong gia đình thì sẽ bị chê cười về tài nữ công..."
Mâm cỗ thịnh soạn ngày tết cổ truyền
Chiều 30 Tết, trong không gian ấm cúng với hương trầm, câu đối đỏ, cành đào cây quất, mâm cỗ tết đầy đủ đầy đủ 6 bát, 8 đĩa được đặt ở vị trí trang trọng để cúng gia tiên với một tấm lòng thành kính. 6 bát là măng, bóng, mực, miến, nấm thả, chim hầm; 8 đĩa là cá trắm kho, thịt gà, chả quế, giò lụa, trứng muối, dưa hành, bánh chưng, dứa xào với lòng gà.
Bát bóng nấu với chân tẩy, thịt lợn nạc với nước dùng gà. Chân tẩy là các loại củ như su hào, cà rốt, củ đậu được thái mỏng theo hình hoa lá nấu kèm vào các món cho ngon, đẹp mắt. Bát cà ri khoai tây hấp đầu, cổ, cánh gà. Bát miến nấu lòng gà. Bát măng khô ninh chân giò điểm vài củ hành hoa để cả lá. Nấm thả nấu bằng nấm hương ngâm nở cắt cuống, đắp giò sống vào lòng nấm, hấp cách thuỷ, nấu với thịt lợn nạc cho thêm loáng thoáng ít chân tẩy.
Món này rất ngon, khi múc lên bát chưa ăn đã thấy thơm ngát vị nấm hương. Chim hầm để cả con, phải là chim bồ câu ra ràng, nhồi thịt nạc băm trộn hạt sen, mộc nhĩ, cốm. Hầm cho thật nhừ nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng con chim. Trước khi bắc ra cho thêm ít sợi miến và vài củ hành tươi, khi múc vào bát thì rải miến và hành lên mình chim cho đẹp.
Đĩa thì có các món: Thịt gà luộc, thịt đông, giò xào, cá kho riềng, thịt bò khô, thêm đĩa nộm xu hào với lạc rang giã dập và đĩa dưa hành ăn làm nền cho đỡ ngấy vì lượng thịt và mỡ nhiều trong bữa cỗ. Người Hà Nội vốn chuộng hình thức nên mâm cỗ ngày Tết cần bày biện đẹp mắt. Đĩa xôi gấc đỏ tươi đơm cho tròn đầy trên đĩa sứ Giang Tây trắng tinh. Các món nấu có chân tẩy, khi múc phải bày lên mặt bát mấy miếng cà rốt đỏ tỉa hoa xen lẫn vài quả đậu Hà Lan xanh mát, ớt đỏ, lạc rang và su hào trắng chỉ nhìn cũng đã thấy ngon.
Mâm cỗ dâng lên tổ tiên bằng tấm lòng thành kính, và cầu mong năm mới gia đình hòa thuận, hạnh phúc, con cái sum vầy, làm ăn phát đạt. Và mùa xuân thực sự đã đến sau bữa cỗ tất niên, sự ấm cúng của niềm vui sum họp quyện trong khói hương trầm thơm ngát ...
Bàn thờ tổ tiên là nơi được chuẩn bị cẩn thận nhất trong những ngày đón năm mới cổ truyền. Những chiếc lư đồng được đánh bóng, bàn thờ được bày biện đẹp mắt với hoa hải đường, cành đào thắm, mâm ngũ quả, cặp bánh chưng, hương trầm thơm ngát...
Bàn thờ tổ tiên là biểu tượng của văn hoá truyền thống Việt: kính ngưỡng và luôn gắn bó với tổ tiên, ông bà, nguồn cội. Người Việt hiểu sâu sắc rằng có quá khứ mới có hiện tại và tương lai.
Khi chưng mâm ngũ quả, người cao niên thường chọn các quả có ý nghĩa như: Quả bưởi tròn ý nói sự đầy đủ, sung túc; Quả na nhiều hạt ngụ ý sự sum vầy đông con cháu; Quả quất tượng trưng cho người quân tử; Quả đu đủ là sự cầu mong của những gia đình nghèo được “đủ ăn”, Quả xoài tượng trưng cho sự sung túc "đủ xài".
Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là 5 trạng thái vật chất cấu tạo nên vũ trụ. Kim màu trắng, mộc màu xanh, thủy màu đen, hỏa màu đỏ, thổ màu vàng. Mâm ngũ quả cũng lung linh năm sắc màu đó.
Cây mía đặt ở hai bên bàn thờ cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tương truyền, mía được xem như là gạch nối tầng trên với tầng dưới, để dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về với con cháu. Vì vậy, cây mía được đặt ở bên bàn thờ thường coi là để các cụ chống gậy về vui với con cháu.
Bên cạnh việc trang hoàng bàn thờ gia tiên thì một thứ không thể thiếu trong ngày tết là chơi đào, chơi quất. Cây đào, cây mai, chậu quất... là một phần văn hoá Tết của người dân Việt nói chung và Hà Nội nói riêng từ ngàn xưa.
Người Hà Nội xưa rất coi trọng trong việc đi chọn cây quất cành đào để chưng ngày tết. Đào thắm, quất vàng mang ý nghĩa sinh khí, lộc làm ăn, bền vững trụ cột của cả gia đình nên việc đi chọn đào, chọn quất được dành cho các đấng cao niên trong gia đình.
Với các cụ ngày xưa, để có được một cành đào ưng ý thì cành đó phải tròn đều, ngọn vút lên, xòe lộc vươn chồi, bông hoa kép, to, đỏ thắm đậm đà rải đều từ gốc đến ngọn, thoảng đâu đó những quả nhỏ lẳn tròn.
Quất thì phải là quất tứ quý, nghĩa là có đủ cả bốn yếu tố: lá xanh; quả vừa có chín vàng vừa có xanh, tròn, to, trĩu cành; thoảng trong gió mùi thơm dịu nhẹ của những bông hoa trắng nhỏ điểm xuyết trên cây và những chồi non mơn mởn vươn lên khoe lộc. Bên cạnh đó, việc chọn quất, chọn đào còn phải quan sát đến gốc cây. Những cây vừa đủ yếu tố tứ quý vừa có gốc to, chắc chắn thì năm đó, gia đình sẽ yên ổn, trụ cột vững chắc, tứ quý quy tụ...
Và một phong tục được các bậc cao niên trong gia đình coi trọng trong ngày tết nữa là bói đào. Bà Ánh Tuyết, một nghệ nhân ẩm thực Hà Nội chính gốc cho biết: "Sáng sớm mồng một tết, sau khi uống một tách trà xuân, các cụ sẽ bắt đầu bói đào.
Nhìn cành đào sáng mồng một tết, các cụ biết năm mới gia đình mình sẽ như thế nào. Nếu cành đào thắm hơn, sắc hoa tươi tắn hơn, cánh đào mượt mà hơn thì năm mới cả gia đình chắc chắn sẽ phát đạt, thành công, gia đình hòa thuận, con cháu sum vầy. Nếu như sang năm mới, cành đào kém sắc, cánh hoa ủ buồn thì năm ấy, cuộc sống sẽ không được như ý muốn..." .
Chơi thuỷ tiên - thú vui tao nhã
Những gia đình quyền quý, sang trọng, nho nhã thanh tao thì ở vị trí trang trọng nhất trong nhà sẽ có bát thủy tiên kiêu kỳ. Chơi thủy tiên là một thú chơi tao nhã trong ngày tết của các nho gia ngày xưa. Các cụ coi thú tỉa củ, ủ rễ, chăm hoa là niềm vui trong những ngày chuẩn bị tết. Và nếu chậu thủy tiên nở đúng giờ sang canh (giao thừa) thì năm đó, cả gia đình sẽ được sung túc, vui vẻ, phát lộc phát tài.
Cỗ tết Hà Thành xưa và nay
Chiều 30 Tết xưa, ở Hà Nội nhà nào cũng làm cỗ cúng tất niên tiễn năm cũ. Mâm cỗ cúng gia tiên được nấu cẩn thận, tỉ mỉ và bày biện khéo léo. Thức ăn bày trên một chiếc mâm cổ bằng gỗ, tâm chạm trổ sơn son thếp vàng, đi cùng bát chiết yêu, đĩa cây mai. Cỗ bàn phải đủ món. Mâm cỗ Tết thường có 6 bát, 8 đĩa, nhà nào phong lưu thì 8 bát, 8 đĩa. Như thế mới gọi là sang…
Mâm cỗ ngày tết thể hiện sự khéo léo, đảm đang, nề nếp của những người phụ nữ trong gia đình. Bà Tuyết kể: con gái Hà Nội xưa được giáo dục chu toàn lắm, từ cách ăn nói nhỏ nhẹ, cách đi đứng tế nhị và đặc biệt là nữ công gia chánh phải thực sự giỏi giang. Xưa, con gái mà không biết nữ công gia chánh sẽ bị chê cười, người ta nhìn đó mà đánh giá cả gia đình dòng tộc có nề nếp, gia phong hay không?
Các cụ, nhất là nhà quyền quý, danh thế rất coi trọng sự thanh tao trong ẩm thực, đặc biệt là trong ngày lễ tết... Ăn là nhâm nhi thưởng thức, là tận hưởng lạc thú trần gian nên tất cả đều phải có sự hài hòa, cộng hưởng, âm dương kết hợp, màu sắc tươi sáng.
Ngày tết là dịp để mọi người trổ hết tài nghệ khéo léo của mình. Chỉ cần thoáng nhìn không gian ngôi nhà ngày tết là có thể biết nhà đó có con gái, con dâu đảm đang hay không? "Những ngày tết, ai đến nhà chơi cũng bóc bánh chưng ra mời để có thể được nhận một tiếng khen "Năm nay bánh chưng nhà bà xanh quá, rền quá, đậu mượt quá, thịt thơm quá. Dưa hành thì trắng mà dòn quá" - bà Tuyết kể - "từng ấy là quá đủ rồi. Gia chủ sẽ vui sướng vô cùng, coi đó là thước đo sự khéo léo, đảm đang của người phụ nữ trong gia đình được mọi người công nhận. Nếu như có gia đình nào mà lỡ may nồi bánh chưng bị phúng (gạo bị sống, bánh không xanh, không rền vì thiếu nước, thiếu lửa) thì tết đó cả gia đình không dám mời ai đến ăn, coi như năm đó gia đình sẽ không được như ý muốn, và nhất là những người phụ nữ trong gia đình thì sẽ bị chê cười về tài nữ công..."
Mâm cỗ thịnh soạn ngày tết cổ truyền
Chiều 30 Tết, trong không gian ấm cúng với hương trầm, câu đối đỏ, cành đào cây quất, mâm cỗ tết đầy đủ đầy đủ 6 bát, 8 đĩa được đặt ở vị trí trang trọng để cúng gia tiên với một tấm lòng thành kính. 6 bát là măng, bóng, mực, miến, nấm thả, chim hầm; 8 đĩa là cá trắm kho, thịt gà, chả quế, giò lụa, trứng muối, dưa hành, bánh chưng, dứa xào với lòng gà.
Bát bóng nấu với chân tẩy, thịt lợn nạc với nước dùng gà. Chân tẩy là các loại củ như su hào, cà rốt, củ đậu được thái mỏng theo hình hoa lá nấu kèm vào các món cho ngon, đẹp mắt. Bát cà ri khoai tây hấp đầu, cổ, cánh gà. Bát miến nấu lòng gà. Bát măng khô ninh chân giò điểm vài củ hành hoa để cả lá. Nấm thả nấu bằng nấm hương ngâm nở cắt cuống, đắp giò sống vào lòng nấm, hấp cách thuỷ, nấu với thịt lợn nạc cho thêm loáng thoáng ít chân tẩy.
Món này rất ngon, khi múc lên bát chưa ăn đã thấy thơm ngát vị nấm hương. Chim hầm để cả con, phải là chim bồ câu ra ràng, nhồi thịt nạc băm trộn hạt sen, mộc nhĩ, cốm. Hầm cho thật nhừ nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng con chim. Trước khi bắc ra cho thêm ít sợi miến và vài củ hành tươi, khi múc vào bát thì rải miến và hành lên mình chim cho đẹp.
Đĩa thì có các món: Thịt gà luộc, thịt đông, giò xào, cá kho riềng, thịt bò khô, thêm đĩa nộm xu hào với lạc rang giã dập và đĩa dưa hành ăn làm nền cho đỡ ngấy vì lượng thịt và mỡ nhiều trong bữa cỗ. Người Hà Nội vốn chuộng hình thức nên mâm cỗ ngày Tết cần bày biện đẹp mắt. Đĩa xôi gấc đỏ tươi đơm cho tròn đầy trên đĩa sứ Giang Tây trắng tinh. Các món nấu có chân tẩy, khi múc phải bày lên mặt bát mấy miếng cà rốt đỏ tỉa hoa xen lẫn vài quả đậu Hà Lan xanh mát, ớt đỏ, lạc rang và su hào trắng chỉ nhìn cũng đã thấy ngon.
Mâm cỗ dâng lên tổ tiên bằng tấm lòng thành kính, và cầu mong năm mới gia đình hòa thuận, hạnh phúc, con cái sum vầy, làm ăn phát đạt. Và mùa xuân thực sự đã đến sau bữa cỗ tất niên, sự ấm cúng của niềm vui sum họp quyện trong khói hương trầm thơm ngát ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét